Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
(15:39:45 PM 12/05/2016)

Ban Chỉ đạo truyền thông sẽ đăng tải những thông tin cần thiết về Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Dưới đây là tên các chương mục chính. Thầy, cô giáo cùng các bậc phụ huynh và các học sinh có thể tìm đọc chi tiết ở cuối bài giới thiệu này. Đề nghị các đòng chí giáo viên, phụ huynh học sinh và các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 đọc và góp ý, gửi về cho Ban Chỉ đạo truyền Thông (Phòng Tư vấn học đường) trước 24/12 theo mẫu có đăng tải trên wesite của trường (http://phc.edu.vn).

 Chương I là những quy định về Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng và Tổ chức tuyển sinh. 


Ở điểm thứ nhất 1 điều có quy định rõ: Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các trường) trong công tác tổ chức tuyển sinh; công tác xét tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

Tại điểm thứ hai quy định rõ quy chế được áp dụng đối với các trường và các sở giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện tuyển sinh ĐH, CĐ. Điểm thứ ba khẳn định quy chế này không áp dụng đối với việc tuyển sinh đi học nước ngoài.

Cụ thể ở điều 2 về công tác tổ chức tuyển sinh có quy định:

1. Các trường sử dụng kết quả Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia để xét tuyển thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xác định và công bố công khai tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành; quy định cụ thể  và công bố công khai điều kiện tuyển thẳng vào các ngành đại học của các đối tượng quy định tại khoản 2, và khoản 3 Điều 7 của Quy chế này theo Hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ của Bộ GDĐT.

b) Tổ chức xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

2. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy định sau:

a) Xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh theo nội dung quy định tại phụ lục kèm theo Quy chế này và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 3 của Quy chế này; lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Giáo dục đại học;

b) Kết quả thi của thí sinh vào trường (hoặc nhóm trường) tổ chức tuyển sinh riêng bằng phương thức thi tuyển, chỉ có giá trị xét tuyển vào trường (hoặc nhóm trường) đó, không có giá trị xét tuyển sang trường (hoặc nhóm trường) khác; đối với ngành năng khiếu, các trường có thể xét tuyển thí sinh đã dự thi vào ngành đó tại các trường khác và phải quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh của trường.

c) Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh đã dự thi Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định;

d) Các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.

Điều 3. Đối với các trường tổ chức tuyển sinh riêng

1. Đề án tự chủ tuyển sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

b) Hình thức, nội dung tuyển sinh phải phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường và chương trình giáo dục phổ thông; không gây phức tạp cho xã hội và tốn kém cho thí sinh;

c) Các tiêu chí đảm bảo chất lượng nguồn tuyển rõ ràng;

d) Được dư luận đồng tình ủng hộ.

2. Bộ GDĐT tiếp nhận và công bố nội dung dự thảo đề án tự chủ tuyển sinh của các trường trên trang thông tin điện tử của Báo Giáo dục và Thời đại và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để xã hội góp ý hoàn thiện đề án.

Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày trường nộp đề án tự chủ tuyển sinh hợp lệ, Bộ GDĐT tạo xác nhận bằng văn bản đề án tự chủ tuyển sinh của trường đáp ứng hoặc không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và công bố các đề án tự chủ tuyển sinh đã được xác nhận đáp ứng các yêu cầu quy định trên trang thông tin điện tử của Bộ GDĐT và của Báo Giáo dục và Thời đại.

3. Trách nhiệm của các trường tổ chức tuyển sinh riêng:

a) Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi;

b) Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch;

c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỳ thi (nếu có) diễn ra an toàn, nghiêm túc;

d) Công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát;

đ) Công khai kết quả tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;

e) Thực hiện chế độ thông tin kịp thời và báo cáo kết quả sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh theo quy định của Quy chế này.

Điều 4. Chỉ đạo công tác tuyển sinh

Điều 5. Hoạt động thanh tra tuyển sinh

Điều 6. Điều kiện của thí sinh tham gia tuyển sinh

Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học); trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định hạn chế tuổi; đạt được các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.

Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh 

Điều 8. Quy định về việc xác định thí sinh trúng tuyển

Chương II: TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG
 TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH
Chương III: TUYỂN SINH SỬ DỤNG KẾT QUẢ CỦA KỲ THI THPT QUỐC GIA (Điều 13. Quy định về xây dựng điểm trúng tuyển và điều 14 quy định trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng kí xét tuyển và điều 16 là kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển)

Chương IV: TUYỂN SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TỔ CHỨC TUYỂN SINH RIÊNG

Điều 18. Yêu cầu về đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trường tuyển sinh riêng

Điều 19. Tổ chức thi đối với các trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển

1. Yêu cầu về đề thi

2. Tổ chức thi

3. Công tác chấm thi, phúc khảo và giải quyết khiếu nại về điểm thi

Điều 20. Quy định đối với xét tuyển của các trường tuyển sinh riêng

Chương V: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Chương VI: XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ TIÊU CỰC TRONG TUYỂN SINH VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO LƯU TRỮ

Bấm vào đây để đọc chi tiết toàn văn Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo


 
Ban Chỉ đạo truyền thông