Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quyết định 01 về công tác thư viện trường phổ thông
(14:19:33 PM 12/05/2016)

 

Ở GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT 
PHAN HUY CHÚ – ĐỐNG ĐA
---------------------------
Số: ………/.BC-PHC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
            ĐỘC LẬP –TỰ DO – HẠNH PHÚC
                       ------------------------------
 
             Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
 

 
BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 01 VỀ CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
 
I.      Đánh giá kết quả lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức triển khai xây dựng thư viện đạt chuẩn của Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa.
1. Các biện pháp lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng thư viện đạt chuẩn.
1.1 Hệ thống các văn bản.
* Các căn cứ để xây dựng văn bản.
 - Quyết định 01/2003/QĐ - BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành quy định Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
- Quyết định 61/1998/QĐ - BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
- Thông tư 30/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1990 Thông tư liên bộ Tài chính - Giáo dục & Đào tạo về hướng dẫn quản lý vốn sự nghiệp đầu tư cho giáo dục phổ thông.
- Hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông...
* Các văn bản chỉ đạo của nhà trường:
Các biện pháp chỉ đạo và xây dựng và phát triển thư viện của nhà trường được định hướng:
Đề ra mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn.
+ Năm 2003 đến 2005 xây thư viện đạt chuẩn
+ Năm 2005 đến 2007 xây dựng thư viện tiên tiến
+Năm 2007 đến 2013 xây dựng thư viện xuất sắc
Xây dựng kế hoạch phát triển từng năm học.
+ Kế hoạch tổng hợp năm
+ Kế hoạch chi tiết tháng
+Kế hoạch hoạt động ngoại khóa
+Kế hoạch góp sách.
+ Ngày hội đọc sách
+Giao lưu tặng sách…
1.2 Công tác xây dựng kế hoạch.
-         Căn cứ vào công tác chỉ đạo của Sở, phòng KHCN, nắm bắt chương trình hoạt động của nghành, chủ đề của năm học để xây dựng kế hoạch bám sát, hiệu quả.
-         Căn cứ vào chỉ đạo của Ban Giám hiệu, kế hoạch chung của nhà trường, chỉ đạo có định hướng của giám hiệu phụ trách. Xây dựng kế hoạch phù hợp với tính hình nhà trường.
-         Căn cứ vào hiện trạng thực tế của thư viện: Cơ sở vật chất, vốn sách hiện có, kinh phí chi theo năm học, năng lực công tác của cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch tổng hợp năm, kế hoạch tháng, kế hoạch giới thiệu sách hay kế hoạch ngoại khóa…khoa học, chi tiết, phù hợp, hiệu quả.
1.3          Tăng cường vốn tài liệu và xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị.
Được sự chỉ đạo có định hướng của đ/c Hiệu trưởng, dựa trên tổng diện tích hiện có và quy mô hoạt động của nhà trường. Thư viện đã  bổ sung vốn tài liệu và xây dựng CSVC, TTB phù hợp và sử dụng có hiệu quả.
a.     Vốn tài liệu được tăng cường.
Nguồn kinh phí chi cho thư viện hàng năm mức 3%  (Thông tư 30/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1990. Thông tư liên bộ Tài chính - Giáo dục & Đào tạo về hướng dẫn quản lý vốn sự nghiệp đầu tư cho giáo dục phổ thông.)
-         Qua các hoạt động xã hội hóa.
+ Hoạt động “góp một cuốn sách nhỏ đọc ngàn cuốn sách hay”.
+ Hoạt động tặng sách, ủng hộ kinh phí của các tổ chức, các đơn vị ngoài nhà trường, Ban đại diện CMHS, công đoàn viên và học sinh.
-         Qua các hoạt động mượn  sách giữa các thư viện cùng cấp, liên cấp, hoạt động trao đổi sách cũ của học sinh và giáo viên trong trường.
-         Các chương trình tài trợ ngoài ngân sách: Tặng sách của các nhà xuất bản, các cuộc thi, các chuyên đề bồi dưỡng, các cuộc họp chuyên môn, chuyên đề…
b.     Xây dựng cơ sở vật chất.
-         Thư viện được mở rộng diện tích từ 120m2 lên 300m2.. Phòng đọc giáo viên 30 chỗ ngồi. Phòng đọc học sinh 80 chỗ ngồi.
-         Bổ sung TTB:
+ Từ 3 máy tính lên đến 19 máy tính có nối mạng.
+ 02 máy in
+ 01 Máy chiếu
+ 02 điều hòa
+ 06 loại tủ (sách tra cứu, sách pháp luật, giới thiệu sách mới, tủ băng đĩa, tủ sáng kiến kinh nghiệm, tủ mục lục).
+ Giá sách: 64 chiếc
+ Bàn đọc: 31 chiếc; ghế: 96 chiếc.
+ Bảng: 02 chiếc…và nhiều trang thiết bị phục vụ khác…


1.4. Các biện pháp chỉ đạo và tổ chức hoạt động.
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu mà trực tiếp là đ/c Hiệu trưởng  luôn có những điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thư viện đối với từng giai đoạn và từng năm học cụ thể.
+ Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị
+ Đẩy mạnh các hoạt động: Chuyên môn, ngoại khóa, xã hội hóa.
-         Chuyển thư viện từ tầng 3 xuống tầng 1 tạo thuận tiện cho việc phục vụ giáo viên và học sinh.
-         Mở rộng S lên 300m2
-         Đầu tư kinh phí tối đa cho hoạt động thư viện mức cao nhất 3%.
-         Thành lập tổ công tác thư viện, tổ cộng tác viên cho từng năm học.
-         Yêu cầu cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, kế hoạch tháng, các kế hoạch hoạt động ngoại khóa… Các hoạt động phải được  đổi mới, sáng tạo, tránh sự trùng lặp gây nhàm chán.
-         Kế hoạch của thư viện được Hiệu trưởng ký và chuyển tới các lớp, tổ chuyên môn, tính thi đua khen thưởng.
-         Khích lệ việc thay đổi phương thức phục vụ mượn sách, trả sách tạo sự chủ động thân thiện cho giáo viên và học sinh.
-         Tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa, thể hiện tính bền vững (hoạt động góp sách, tặng sách, ủng hộ sách, trao đổi sách…)
-         Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa phụ huynh, học sinh, các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên  nhà trường trong việc ủng hộ tham gia vào các hoạt động thư viện.


1.5.Các biện pháp quản lý, kiểm tra đôn đốc
Trưởng THPT Phan Huy Chú đ/c Hiệu trưởng trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động thư viện. Công tác kiểm tra được tiến hành định kỳ theo năm học thông qua các biên bản kiểm kê hàng quý, từng học kỳ. Thông các báo cáo, thông qua việc đôn đốc xây dựng các kế hoạch tổng hợp, kế hoạch tháng, kế hoạch hoạt ngoại khóa…và qua hệ thống sổ sách, chứng từ. Đánh giá những ưu điểm, những tồn tại  và nguyên nhân của những đặc điểm đó để phát huy và khắc phục và điều chỉnh phù hợp hơn trong những công tác tiếp theo.


1.6.Công tác phối hợp tổ chức xây dựng thư viện và XHH.
Công tác phối hợp tổ chức xây dựng thư viện và xã hội hóa là một hoạt động có tính bền vững và hiệu quả được tổ chức thường niên tại trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa.
-         Kết hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức phong trào“xây dựng tủ sách dùng chung”.

Stt Năm học Số lượng sách đóng góp
1 2006 - 2007 1.700.000đ
2 2007-2008 2.850.000đ
3 2008-2009 3.100.000đ
4 2011-2012 3.300.000đ
5 2012-2013 3.500.000đ
Tổng số 14.450.000đ

 
-         Phong trào ủng hộ sách tham khảo. Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức phong trào “góp một cuốn sách nhỏ đọc ngàn cuốn sách hay”.

Stt Năm học Số lượng sách đóng góp
1 2007 - 2008 850
2 2008-2009 1053
3 2009-2010 1097
4 2010-2011 786
5 2011-2012 846
6 2012-2013 2579
Tổng số 7.211 bản

 
-         Kết hợp với các đơn vị lớp tổ chức phong trào phong trào “sách giáo khoa tặng bạn”

Stt Năm học Tên trường tặng sách TS sách tặng
1 2008-2009 THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai 2190
2 2009-2010 THPT Ba Vì 2360
3 2010-2011 THPT Thạch Thất 2500
4 2011-2012 THPT Đồng Quan – Phú Xuyên 2700
5 2012-2013 TT GD TX Thanh Trì 3500
Tổng số 5 trường 13.250.000 bản

 
-         Kết hợp với Ban thường trực CMHS nhà trường xây dựng thư viện.
 

Stt Năm học Kinh phí
1 2006-2007 2.300.000đ
2 2008-2009 5.690.000đ
3 2009-2010 5.905.000đ
4 2011-2012 6.500.000đ
5 2012-2013 6.500.000đ
Tổng số 26.895.000đ

 
-         Tổ chức mượn sách liên thư viện.
+ Năm học 2012-2013 trao đổi sách mượn với trường THCS Hạ Đình Thanh xuân.
+ Năm học 2013-2014 Trao đổi sách mượn với THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân và THPT Minh Khai – Quốc Oai
-         Ngoài ra thư viện nhà trường còn tổ chức trao đổi và nhận sách tặng từ các cựu học sinh trường.

 


II.   Kết quả thực hiện.
1.     Nhận thức của cán bộ giáo viên về công tác thư viện.
 Cán bộ giáo viên, công nhân viên  nhà trường luôn quan tâm, ủng hộ và tham gia nhiệt tình vào các phong trào của thư viện.
Hoạt động Thư viện nhà trường luôn nhận được ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt luôn nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của BGH, Ban chấp hành công đoàn, các đ/c GVCN.

Stt Năm học Tỷ lệ tham gia Tỷ lệ tham gia của các đv lớp
HS GV
1 2010-2011 75 100 30
2 2011-2012 78 100 32
3 2012-2013 80 100 29

 
2.     Các hình thức hoạt động sáng tạo.
-         Phương thức phục vụ tổ chức cho học sinh tự mượn, tự trả thông qua hệ thống sổ theo đơn vị lớp tại phòng đọc học sinh.
-         Tổ chức xây dựng phòng đọc giáo viên với sự chủ động cao dành cho giáo viên: Chủ động mượn sách và trả sách. Chủ động quản lý tài sản CSVC và các TTB (mỗi tổ chuyên môn có 01 máy tính và máy in đã nối mạng).
-         Tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu sách phong phú, đa dạng về hình thức (hát, đóng kịch, hè, vè, múa, biểu diễn thời trang, kể chuyện…), thay đổi chủ đề theo từng năm học.

Năm học Chủ đề giới thiệu sách
2009- 2010 Trang sách cuộc đời
2010-2011 Thi tủ sách lớp chất lượng cao, chuyên đề lịch sử
2011-2012 Giới thiệu sách hay mỗi tuần
2012-2013 Sách và diễn đàn sống đẹp
2013-2014 Thi tìm hiểu kiến thức các môn học…

 
-         Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa,bình sách, ngày hội đọc sách với nhiều chủ đề và hoạt động sáng tạo như
+ Hoạt động ngoại khóa: Tìm hiểu những cuốn sách viết về Thăng Long – Hà Nội; Những trang sách vàng dành cho HS, SV; Ngày hội đọc sách 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Sách và diễn đàn sống đẹp…
+ Bình sách: Những trang sách viết về mái trường, thầy cô…
+ Ngày hội đọc sách: Trang sách làm thay đổi cuộc đời, vẽ tranh theo sách…
-         Tổ chức tặng sách giáo khoa cho những học sinh “vượt khó vươn lên trong học tập”.

Năm học Số HS tặng sách
2010-2011 12
2011-2012 6
2012-2013 13
Tổng số 31 bộ

 
-         Tổ chức mượn sách liên thư viện.
+ Năm học 2012-2013 trao đổi sách mượn với trường THCS Hạ Đình Thanh xuân.
+ Năm học 2013-2014 Trao đổi sách mượn với THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân và THPT Minh Khai – Quốc Oai
-         Tổ chức chương trình “ sách giáo khoa tặng bạn”

Stt Năm học Tên trường tặng sách TS sách tặng
1 2008-2009 THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai 2190
2 2009-2010 THPT Ba Vì 2360
3 2010-2011 THPT Thạch Thất 2500
4 2011-2012 THPT Đồng Quan – Phú Xuyên 2700
5 2012-2013 TT GD TX Thanh Trì 3500
Tổng số 5 trường 13.250 bản

 
-         Tổ chức 32 tiết học thư viện trong năm h